21 lợi ích cho sức khỏe
Năm 1934 ở Đại học Iowa (Mỹ), hai nhà khoa học George Nissen và Larry Griswold đã chế tạo thành công các tấm bạt lò xo hiện đại đầu tiên với mục đích đào tạo phi hành gia và đưa vào dùng như một công cụ đào tạo phát triển và trau dồi kỹ năng nhào lộn cho các môn thể thao khác như lặn biển, thể dục dụng cụ và trượt tuyết tự do. Trampoline đã chính thức trở thành một bộ môn trong hệ thống thi đấu của Olympic từ năm 2000 tại Sydney, Australia.
Theo các chuyên gia y tế, phi hành gia trong vũ trụ thường có nguy cơ mất cân bằng về xương do luôn trong tình trạng không trọng lượng, việc thường xuyên tập nhào lộn giúp họ giữ cân bằng trong môi trường này. Từ đó, họ nhận thấy việc thường xuyên nhào lộn trên tấm bạt lò xo sẽ mang đến cho cơ thể con người tới 21 lợi ích sức khỏe, như: Giảm cân, giảm stress, ngăn ngừa chứng viêm khớp, điều hòa huyết áp, tránh được các vấn đề về kinh nguyệt, ngừa loãng xương, viêm xoang, cải thiện tĩnh mạch…
Rất tốt cho trẻ
Bắt trẻ em tập thể dục là một việc khó khăn. Nhưng không khó khi thuyết phục trẻ vui chơi trên tấm bạt lò xo. Những lợi ích của Tramponline mang lại là vô tận. Chỉ 10-20 phút vui chơi với Tramponline cũng có tác dụng như nửa giờ chạy bộ. Không chỉ thế, những động tác này còn củng cố xương và cơ bắp, giúp cân bằng tốt hơn đồng thời giảm nguy cơ viêm khớp và loãng xương.
Có thể nói Tramponline là một dạng của tập thể dục. Đặc biệt nó vận động hầu hết các cơ bắp, đặc biệt là dạ dày, cánh tay và chân. Tramponline tuân thủ đầy đủ quy tắc an toàn và có những biện pháp phòng ngừa cần thiết cho người sử dụng.
Không chỉ về cơ thể, Tramponline còn có tác dụng về tâm lý, trẻ hóa cơ thể. Trampoline hiệu quả trong việc điều trị bệnh tự kỷ và có tác dụng về tâm lý bởi Endorphin được tiết ra tạo tâm trạng tích cực, khắc phục chứng trầm cảm, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ở Mỹ hay nhiều nước châu Âu, gần như sân chơi công cộng nào cũng có vòng lưới nhảy, thu hút không chỉ trẻ em chơi mà còn cả người lớn.
Trampoline đến Việt Nam
Môn thể thao mới này mới du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây, nên còn manh mún nhỏ lẻ. Tuy nhiên, TP.HCM đã nhanh chóng phát triển mạnh về bộ môn này cả về phong trào lẫn đỉnh cao.
CLB Trampoline ra đời năm 2009 đã thu hút giới trẻ đến tập luyện hàng ngày. Trưởng nhóm CLB Bùi Xuân Hậu sau khi tu nghiệp tại Mỹ, trở về Việt Nam đã băn khoăn một điều: Tại sao không phát triển với quy mô rộng hơn để mọi người biết đến môn thể thao bổ ích này? Anh đã bắt tay vào thực hiện một khu công viên Bạt nhún Trampoline lớn nhất TP.HCM với diện tích hơn 500m2 chia làm 3 sân chơi phục vụ cho người chơi nghiệp dư cũng như VĐV.
Anh Hậu cho biết: “Trampoline được nhiều nước châu Âu ưa chuộng. Mình đang sản xuất những tấm bạt nhún cá nhân 1m2 để có thể chơi được tại nhà. Trampoline cũng hỗ trợ khá tốt cho các môn thể dục khác như thể dục dụng cụ, Parkour, Hiphop. Sau khi hoàn thành dự án tại TP.HCM, mình cũng đang muốn phát triển ra Hà Nội vì ở đó môn thể thao này chưa thực sự phổ biến”.
Thậm chí, TP.HCM cũng đã chọn Trampoline là 1 trong 20 môn thể thao trọng điểm. Ông Nguyễn Viết Phúc – HLV trưởng môn Trampoline TP.HCM cho biết: “Hiện nay chúng tôi chia làm 3 nhóm tuổi, đó là 7-8, 9-10 và 11-12. Lứa tuổi 12 là nhóm tuổi lớn nhất bây giờ, chúng ta phải mất 2 năm để đào tạo từ cơ bản đến thi đấu trong nhóm, để từ đó nếu có VĐV thi đấu cấp cao hơn phải mất 7-9 năm. Và đây là môn thể thao rất có tiềm năng nếu được đầu tư bài bản cả con người lẫn vật chất”.
Ông Phúc cũng chia sẻ những khó khăn nhất định khi đoàn đang thiếu thiết bị tập luyện vì vẫn phải tập luyện chung với thể dục dụng cụ trong một nhà tập. Với mô hình chuyên nghiệp của Trampoline thì trong nhà tập phải có đến 10 lưới bật để các em thay phiên nhau sử dụng.
Ở Hà Nội thì ngược lại, Trampoline lại được đầu tư chủ yếu dành cho trẻ em. Nhiều trung tâm thể thao cho bé đầu tư bạt nhún để trẻ em có thể thoải mái chơi đùa.
Từ thể thao tiềm năng thành thể thao chuyên nghiệp
Năm ngoái, tại giải thể dục dụng cụ trẻ và nhóm tuổi 2014, Liên đoàn Thể dục Việt Nam đã đưa môn Trampoline vào nội dung thi đấu biểu diễn kiểm tra để nhận xét trình độ luyện tập, khả năng thi đấu của lực lượng VĐV.
Tiến sỹ Nguyễn Kim Lan – Trưởng bộ môn Thể dục (Tổng cục TDTT), Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Thể dục Việt Nam cho biết: “Tuy là mới bắt đầu, số lượng VĐV và nội dung thi đấu chưa được nhiều, nhưng tôi đánh giá cao sự quyết tâm nỗ lực của VĐV, HLV và lãnh đạo các đơn vị đã hiểu và đầu tư cho môn thể thao mới này. Chúng tôi khuyến khích các đơn vị phát triển Trampoline và chúng tôi sẽ giải quyết từng khâu một chứ đây không phải là môn thể thao “ăn xổi”. Sau khi hình thành các nhóm VĐV có trình độ chuyên môn cao, chúng ta mới hy vọng Trampoline trở thành một môn thể thao chính thống, được Nhà nước đầu tư giống môn thể dục dụng cụ”.
Tramponline giống một trò chơi chứ không đơn điệu như việc tập thể dục hàng ngày. Ngoài ra, đó còn là loại hình thể thao chuyên biệt để đào tạo các phi hành gia trước khi bay vào vũ trụ.
MY MY
Nguon:thethao24.tv