Ngày càng nhiều trẻ em bị cận thị

Năm 1970, không tới 1/3 số trẻ em từ 16-18 tuổi ở Trung Quốc mắc tật cận thị. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, gần 4/5 trong số đó đã bị cận, con số này còn nhiều hơn với trẻ em ở một số khu vực thành thị. 1/5 trong số các trẻ bị cận thị tại đây không thể nhìn thầy những vậy cách xa mình 16 cm, mức cận thị được cho là khá nặng.

Theo Business Insider, ngày càng nhiều học sinh tiểu học ở Trung Quốc bị cận thị và số học sinh bị cận đã tăng 40% so với năm 2000. Đây được coi là con số đáng báo động khi tại những nước châu Âu hay Mỹ, số trẻ bị cận thị ở độ tuổi này chỉ không đến 10%.
 
Không chỉ riêng Trung Quốc, chứng cận thị ở trẻ em đang ngày một phổ biến ở các quốc gia Đông Á, dao động từ 80-90% những người ở độ tuổi 18 tại Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan. Một nghiên cứu năm 2012 ở Bắc Kinh đã chỉ ra rằng chứng cận thị là kết quả chủ yếu từ việc dành quá nhiều thời gian học tập, sách vở, các trò chơi điện tử thay vì các hoạt động ngoại khóa.
 
Theo lời của Guo Yin, một bác sĩ tại bệnh viện Tongren, Bắc Kinh thì những thói quen không tốt như dành quá nhiều thời gian xem tivi, chơi điện tử hay học tập thay vì dành thời gian vui chơi bên ngoài lại thường xảy ra tại các gia đình có thu nhập cao. Rất nhiều các quốc gia Đông Á đang chứng kiến cảnh thị lực trẻ ngày tỷ lệ nghịch với điều kiện kinh tế và trình độ giáo dục của gia đình.
 
Ngăn chặn tật cận thị không quá khó nhưng cái khó ở đây là thay đổi tư tưởng của người lớn: tạo áp lực quá lớn về thành tích “học gạo” trên những đôi vai nhỏ bé. Như đã đề cập ở trên, vấn đề lớn nhất gây ảnh hưởng tới thị lực của trẻ là việc thiếu trầm trọng các hoạt động ngoại khóa. Đa phần các gia đình đều hạn chế con em mình tiếp xúc với các hoạt động ngoài trời nhưng họ không biết rằng, tiếp xúc đều đặn với ánh nắng sẽ giúp võng mạc của mắt giải phóng các chất hóa học, những chất có chức năng làm giảm sự kéo dài  trục mắt và do đó sẽ giảm nguy cơ mắc chứng cận thị.
 
Có vẻ như áp lực học hành từ các nước Đông Á như Trung Quốc hay một số quốc gia khác đã trở thành “bản án tử hình” cho những hoạt động ngoài trời. Cùng là 6 tuổi, một trẻ tại Trung Quốc và một trẻ tại Australia có nguy cơ mắc chứng cận thị như nhau; tuy nhiên, khi bắt đầu nhập học, trong khi học sinh tại Australia có tới 3-4 giờ hoạt động ngoài trời thì trẻ em tại Trung Quốc lại chỉ có 1 giờ ít ỏi. Trẻ em tại Trung Quốc có xu hướng nghỉ ngời sau bữa ăn hơn là hoạt động chân tay, và khi về nhà, chúng phải làm nhiều bài tập hơn bất kỳ quốc gia nào tại Đông Á. Người Trung Quốc càng lớn tuổi thì số thời gian họ dành cho hoạt động ngoài trời càng ít đi. Sự thật này ngày nay là không thể chối cãi.
 
Phải chăng là vì “ít học chơi nhiều thì không đeo kính”, cứ phải đeo kính thì mới tỏ ra rằng mình học cao và giàu có hơn? Đây có lẽ không phải câu nói đùa mà là sự thật tại Trung Quốc khi mà Bộ Y Tế đưa ra một thực tế là chỉ có 1/3 số học sinh tiểu học tại các vùng quê mới phải đeo kính, con số tại các vùng đô thị là 1/3.
 
Đó là chuyện ở Trung Quốc, nhưng cũng không quá xa lạ với Việt Nam. Theo thông tin gần đây từ Viện dinh dưỡng quốc gia, người Việt Nam hiện thấp nhất khu vực châu Á. Cụ thể, trong 30 năm qua, người Việt cao lên nhưng rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được một cm. Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện là 164cm, thua 8cm so với Nhật và 10cm so với Hàn Quốc. Cũng trong một nghiên cứu quốc tế năm 2012 đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet (Anh),  Việt Nam được xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới với chỉ hơn 15% người tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày.
 
Có lẽ chẳng lâu nữa, với tình trạng thiếu vận động và áp lực học tập quá nặng mà cha mẹ nhà trường “đè nặng” lên lưng của học sinh Việt, công thêm việc thiếu vắng trầm trong các không gian vui chơi lành mạng cho trẻ em trong các thành phố lớn như hiện nay, Việt Nam sẽ là một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc với thể lực và thị lực ngày càng yếu đi.
 
Việc thiếu thốn sân chơi cho trẻ đã được nhắc đến nhiều, nhưng hành động thì lại chưa tương xứng. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân rất lớn nằm ở quy hoạch. Mặc dù những năm gần đây, các thành phố đã bắt đầu quan tâm dành quỹ đất đầu tư cho hạ tầng sân chơi, khu vui chơi, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Không thiếu các dự án “xanh cỏ” không biết đến ngày tháng năm nào mới hoàn tất, trong khi lại quá thiếu những mảnh đất an toàn, rộng rãi và sạch sẽ cho trẻ nô đùa. Theo công bố của nhóm tác giả nghiên cứu “Quản trị đô thị trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong nội thành Hà Nội” của tổ chức Health Bridge (Canada), thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về vườn hoa và sân chơi, đặc biệt là những sân chơi miễn phí hay những sân chơi chi phí thấp được xây dựng trong khu dân cư. Nhiều sân chơi xuống cấp, bề mặt sụt lún, các phương tiện vui chơi bị rỉ sét, thiếu thùng rác, đèn hư hỏng, không được quét dọn thường xuyên, trở thành nơi đổ chất thải… Health Bridge đã khuyến nghị thành phố nên tạm dừng chủ trương đấu giá đất công và đất xen kẹt cho các mục đích kinh doanh tư nhân và cân nhắc thứ tự ưu tiên sử dụng đất công. 
(Nguồn: songmoi.vn)