Các nghiên cứu khoa học đã nhấn mạnh, chơi là nhu cầu đầu tiên – thiết yếu nhất trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ. Ngoài việc chơi trong nhà thì trẻ em cần những không gian ngoài trời để hít thở không khí trong lành, tăng cường vận động cũng như tăng khả năng giao tiếp với mọi người.
Thiếu sân chơi cho trẻ em trong các đô thị là vấn đề nhức nhối mà hàng chục năm qua người dân và các chuyên gia liên tục lên tiếng cảnh báo. Theo thống kê của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, hiện tại, toàn thành phố có khoảng 200 điểm vườn hoa, sân chơi công cộng, trong đó khu vực nội đô chỉ có 29 điểm. Với mật độ dân cư đông, mật độ xây dựng cao, Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng thiếu quỹ đất cho sân chơi, vườn hoa. Theo thống kê, diện tích các công viên và vườn hoa trung bình chỉ chiếm 1,92% tổng diện tích đất, tương đương 2,08 m2/người (so với chỉ tiêu phát triển thành phố đến năm 2030 là 2,43 m2/người); thậm chí có những khu vực như quận Thanh Xuân con số này là 0%. Khu tập thể Thanh Xuân Bắc trong quá khứtừng có nhiều sân chơi cho trẻ em, nhưng theo thời gian các sân chơi này đã bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích hoặc bị bỏ rơi dẫn đến tình trạng xuống cấp.
Từ thực trạng trên, có thể thấy việc cải tạo lại sân chơi cho trẻ em trong các khu tập thể cũ nói là hết sức cần thiết. Theo khảo sát mới nhất tại khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, mặc dù giữa các khu nhà đều có sân chơi chung, song phần lớn diện tích này đã bị chiếm dụng để xây dựng nhà văn hoá hoặc (và) bị thu hẹp, biến thành điểm trông giữ xe, tập kết rác thải, vật liệu xây dựng, chợ cóc, hàng quán… Tình trạng này diễn ra khá phổ biến, khiến người già mất chỗ tập thể dục, trẻ em không còn chỗ chơi. Đây chính là nguyên nhân khiến không ít trẻ thường xuyên tràn xuống lòng đường, vỉa hè để đá bóng, tập xe đạp, chơi cầu lông… gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, các sân chơi đã và đang hoạt động thì phần lớn không được duy tu bảo trì thường xuyên dẫn đến chất lượng xuống cấp và thiếu hấp dẫn. Trang thiết bị tại các sân chơi hầu hết nghèo nàn, lạc hậu, cũ kỹ hay hỏng hóc, khiến trẻ em không có hứng thú sử dụng, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.
Phần lớn sân chơi ở các khu tập thể cũ đều bị chiếm dụng và mục đích chủ yếu là để xe máy. Việc này gây nguy hiểm cho các em nhỏ khi chơi trong sân. Hoạt động vui chơi diễn ra trên các sân đều lẻ tẻ và đơn điệu cụ thể:
Các lưu ý hỗ trợ cho việc thiết kế mới và cải tạo sân chơi:
Giải pháp từ cộng đồng – người dân và chính quyền:
Giải pháp cho các sân chơi bị xuống cấp
Sân chơi trẻ em tại KĐT Nhà ở xã hội Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) do VIVADO lắp đặt.
Theo Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ Hà Nội. Tác giả: Đoàn Khánh Huyền ( Luận văn thạc sĩ khoa học bền vững)