Mẹo nhỏ giảm thiểu rủi ro cho trẻ khi vui chơi mạo hiểm

Tuổi thơ thường gắn liền với những trò chơi, nô đùa tinh nghịch thậm chí là cả những trò mạo hiểm. Chắc chắn, trong những trường hợp như vậy cha mẹ sẽ thường càu nhàu “Đừng chơi cái đó” hoặc “dừng lại đi, nguy hiểm đó”. Nhưng chính những trò chơi mạo hiểm đó giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần và sự khéo léo. Vì vậy, hãy cho trẻ một chút mạo hiểm nhưng vẫn có nhiều biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

Peter Gray, tác giả của cuốn  Free to Learn khẳng định, tham gia các trò chơi mạo hiểm sẽ giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc mạnh mẽ như sợ hãi hay tức giận và có ý nghĩa khi chúng gặp những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống sau này. Không chỉ vậy, chơi mạo hiểm giúp hồi phục tình cảm và mang lại niềm vui nhất định. Tuy nhiên, những trò chơi mạo hiểm luôn mang theo nhiều rủi ro với trẻ. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn Ngừa Bệnh cho hay, đã có hơn 3,5 triệu em dưới 14 tuổi cần phải điều trị vì chấn thương trong những trò chơi.
 
Trẻ cần được dạy cách sử dụng “đồ chơi”.
 
Những dụng cụ như búa, tua vít, cưa, kẹp và kính an toàn… của người lớn sẽ gây khó khăn cho trẻ khi lần đầu tiếp xúc và dễ gây tổn thương. Vì vậy, trẻ cần được hướng dẫn sử dụng những đồ vật này với phiên bản thu nhỏ. Chúng sẽ biết cách đóng một cái đinh vào cây như thế nào mà không bị búa đập vào tay.
 
Để cho bọn trẻ tự do vui chơi
 
Các bậc cha mẹ luôn muốn con em được an toàn khi vui chơi, nhưng cách tốt nhất là để trẻ làm chủ sân chơi hoặc được tự do vui chơi. Điều này sẽ giúp chúng trưởng thành và tự quyết định cuộc sống sau này. Ví như khi cậu bé muốn đi xe trên chiếc xe đạp của mình xung quanh sân chơi một vài phút, hoặc muốn leo trèo cao hơn hãy cứ để chúng làm, bọn trẻ sẽ tự tìm ra cách để đạt được ý muốn. Bản thân “anh chàng” này sẽ tự ý thức được trách nhiệm của bản thân phải làm gì để chinh phục khó khăn.
 
Trèo cây
Nhiều người cho rằng, trò này quá mạo hiểm, thực tế, đó là cảm giác kinh hãi tuyệt vời và không nguy hiểm nhiều như vậy.
 
Cho trẻ chơi không hạn chế nhiều hơn
 
Miễn là bé không xâm phạm “chủ quyền” của bạn khác hoặc đơn giản là không thô lỗ, gây tổn hại đến đối phương. Những hoạt động leo trèo, khám phá xung quanh… thậm chí là phá vỡ một số quy tắc quá cứng sẽ tốt hơn cho trẻ.
(Nguồn: songmoi.vn)