Hanegi Playpark: Sân chơi hoang dã giữa chốn đô thành Nhật Bản

Nhà văn Amy Fusselman cùng chồng và hai cậu con trai đã đặt chân đến Nhật Bản sau hành trình dài. Những cảnh tượng trước mắt khiến cô không thể tin rằng: Ngay giữa chốn phồn thị, hiện đại tấp nập của Tokyo lại có không gian vui chơi mang đậm chất hoang dã, nguyên thủy với tên gọi Hanegi Playpark.

Nhà văn Amy Fusselman cùng chồng và hai cậu con trai đã đặt chân đến Nhật Bản sau hành trình dài. Những cảnh tượng trước mắt khiến cô không thể tin rằng: Ngay giữa chốn phồn thị, hiện đại tấp nập của Tokyo lại có không gian vui chơi mang đậm chất hoang dã, nguyên thủy với tên gọi Hanegi Playpark.

 
Tại đây, trẻ em tha hồ vui chơi với cả những trò mạo hiểm. Chúng có thể leo trèo vắt vẻo trên cây, nướng kẹo dẻo trên lửa, nhảy từ mái nhà xuống đống nệm. Thậm chí, nhiều đứa trẻ còn vui chơi ở trên cao mà không có dây an toàn hay mũ báo hiểm. Fusselman tâm sự: “Tôi thực sự bị sốc khi chứng kiến cảnh tượng này. Chúng vui chơi mà không cần sự can thiệp của người lớn. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy không gian vui chơi như vậy. Tuy mạo hiểm, nhưng bọn trẻ khá tự tin và luôn cảm thấy thoải mái khi vui chơi ở Hanegi Playpark.
 
 
 
 
Hanegi Playpark là sân chơi phiêu lưu, được thiết kế lần đầu tiên năm 1943. Đây là không gian vui chơi đậm chất hoang dã với nhiều bụi bẩn, vật liệu, khuyến khích bọn trẻ chấp nhận rủi ro cũng như tạo điều kiện cho người lớn vui chơi cùng con cái. Không thể phủ nhận những rủi ro mà bọn trẻ phải đối mặt, song những trải nghiệm thực tế rất quan trọng đối với sự phát triển của chúng. Trẻ nhỏ cần trải qua những thời khắc nguy hiểm, hồi hộp và rủi ro. “Có như vậy, chúng mới học được cách đối mặt với nỗi sợ hãi cũng như phát triển năng lực đánh giá và kiểm soát rủi ro đối với bản thân”, Fusselman  nhấn mạnh.
 
Vì vậy, dù khả năng bị thương khi vui chơi trong Hanegi Park khá cao, nhưng sự hấp dẫn của mô hình sân chơi này đã phủ lấp những lo ngại đó. Đến đây, cha mẹ sẽ cùng con vui chơi với những vật dụng khá nguyên sơ. Ngay cả cầu trượt nước cũng chỉ đơn giản làm từ chiếc bạt phủ trên các “bước tường” làm từ gỗ, cầu trượt làm từ hai mảnh gỗ ghép lại.
 
 
 
 
 
Fusselman cho rằng: Nhiều bậc làm cha mẹ luôn “cất giữ” những đứa con của họ trong nhà để chúng không phải đối mặt với nguy hiểm. Song trong cuộc sống, trẻ em cần phải đối diện với những nguy hiểm và rủi ro như một phần quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức. Bởi những sân chơi tự nhiên có thể góp phần “tạo ra” những đứa trẻ với những phản ứng thông minh, hóm hỉnh trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống như cậu bé Kevin McCallister trong bộ phim nổi tiếng Ở Nhà Một Mình.
 
 
 
 
Tuy nhiên, quan điểm này không được chấp thuận ở nhiều nước khác. Debra Harrell – người mẹ ở nam Carolina (Hoa Kỳ) – từng bị bắt vì đã cho con chơi một mình trong công viên mà không giám sát. Vì thế, trong cuốn sách mới Savage Park, Fusselman đã miêu tả Hanegi Playpark: “Là nơi “thiền”, không gian rủi ro cho những người Mỹ đang lo lắng, mất tập trung và sợ chết. Chúng ta cần tạo điều kiện cho con trẻ chơi nhiều hơn và sẵn sàng bộc lộ bản thân để có thể phát triển một cách tự nhiên nhất”.
 
 
 
 
 
(Songmoi.vn)