Việc lắp đặt thiết bị được thực hiện như thế nào?
- VIVADO cung cấp dịch vụ lắp đặt được thực hiện bởi đội ngũ công nhân, chuyên gia tư vấn lành nghề.
- Ngoài ra có các phụ kiện và hướng dẫn lắp đặt chi tiết đi kèm thiết bị giúp người sử dụng có thể dễ dàng tự lắp đặt.
- Các thiết bị đều được bắt ốc vào mặt bích với buloong được chôn sẵn vào chân đế bê tông (50 x 80 x 50cm).
- Với nền bê tông sẵn có với độ dày đảm bảo (Tối thiểu 20cm), có thể sử dụng Buloong nở M16 để khoan bắt cố định thiết bị.
Thiết bị có thể được lắp đặt trên các mặt bằng:
- Mặt sân bê tông có sẵn.
- Mặt sân cỏ tự nhiên.
- Mặt sân cỏ nhân tạo.
- Mặt sân trải nhựa Atsphal.
- Mặt sân rải cát, sỏi, đá dăm.
- Mặt sàn gỗ.
- Mặt sàn đá Granit
- Mặt sân cao su tổng hợp
Lắp đặt thiết bị sử dụng kết cấu Buloong hàn sẵn:
- Xác định vị trí lắp đặt thiết bị. Đánh dấu kích thước hố móng theo thiết kế.
- Đào hố sâu 50cm x 80cm x 50cm. Với nền đất yếu, nếu đặt các thiết bị rung lắc trong quá trình sử dụng, cần đào hố rộng và sâu hơn.
- Đặt kết cấu bu-lông xuống hố, đổ bê tông tiêu chuẩn lấp đầy, chừa phần bắt vít và nắp chụp chân thiết bị. (3.5cm).
- Đợi bê tông liên kết cứng ít nhất sau 48h mới lắp đặt thiết bị.
Các vấn đề có thể xảy ra với các thiết bị TDTT ngoài trời:
- Cấu trúc thiết bị bị rung lắc do chân đế yếu, các ốc bắt thiết bị bị lỏng.
- Bề mặt sơn bị bong tróc do va chạm, bị sét rỉ,
- Các khớp nối phát ra tiếng kêu bất thường do vòng bi bị khô dầu hoặc bị vỡ; hoặc do cao su đệm bị mòn do lão hóa.
- Mất các chi tiết bảo vệ: Nắp chụp nhựa…
- Các phụ kiện như ốc vít, bàn đặt chân, ghế ngồi bị vỡ, hỏng, mất mát.
Các công việc bảo trì cần thiết thường xuyên
- Kiểm tra các điểm hao mòn tiềm ẩn và các cơ cấu khi chuyển động trên thiết bị.
- Kiểm tra và siết chặt các kết nối chi tiết khi cần thiết. Kiểm tra các bộ phận chuyển động, đai ốc, bu lông và các kết nối với trụ chính.Tất cả các đầu mối phải được siết chặt và an toàn, với tất cả các chốt chịu lực đủ bôi trơn.
- Kiểm tra mọi hư hỏng do các yếu tố bên ngoài gây ra cho thiết bị.
- Gia cố mặt bằng chân đế xung quanh thiết bị khi cần thiết.
- Kiểm tra bằng mắt thường xuyên (thực hiện hàng ngày / hàng tuần tùy thuộc vào việc sử dụng):
- Giữ cho các khu vực xung quanh thiết bị không có rác bụi;
- Tiến hành kiểm tra trực quan để tìm bất kỳ hư hỏng rõ ràng nào;
- Xóa, hoặc sơn lại hình vẽ bậy nếu nó xảy ra để ngăn chặn những lần xuất hiện tiếp theo.
Kiểm tra hoạt động (thực hiện 1 – 3 tháng một lần):
- Ghi lại bất kỳ phát hiện nào vào phiếu kiểm tra được cung cấp;
- Sử dụng chất bôi trơn dạng xịt trên tất cả các bộ phận chuyển động, đồng thời kiểm tra xem khối giới hạn / bộ giới hạn đang hoạt động chính xác;
- Sơn lại các vết nứt hoặc vết xước trên bề mặt nếu có;
- Siết chặt các bu lông hoặc đai ốc bị lỏng và thay nắp nhựa bị vỡ hoặc mất;
- Kiểm tra các nắp bị hỏng, hoặc thiếu và thay thế cho phù hợp;
- Kiểm tra độ ổn định của chân móng thiết bị;
- Đảm bảo bề mặt xung quanh thiết bị không có nguy cơ va đập.
- Nếu xác định được bất kỳ lỗi lớn nào ảnh hưởng đến công năng sử dụng, hãy liên hệ với đường dây nóng gắn trên thiết bị để được tư vấn hỗ trợ.