Bóng rổ ngày nay đã trở thành một môn thể thao rất phổ biến và được trẻ em yêu thích. Vì môn thể thao này rất hữu ích cho sự phát triển chiều cao của trẻ nên rất nhiều phụ huynh khuyến khích con em mình tham gia. Tuy nhiên, do là môn thể thao mạnh và thiên về đối kháng nên việc chấn thương trong quá trình chơi là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vẫn có cách để các bậc cha mẹ bảo đảm an toàn và hạn chế những chấn thương không đáng có cho trẻ khi chơi bóng rổ, cùng tham khảo dưới đây, mẹ nhé!
Điểm qua các loại chấn thương khi chơi bóng rổ
Rất nhiều trường hợp người chơi đã phải đến bác sĩ hoặc bệnh viện để điều trị những chấn thương xảy ra khi chơi bóng rổ. Hầu hết các chấn thương này (ví dụ như gãy xương, bong gân, khớp…) đều có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống cá nhân. Thật vậy, việc chơi bóng rổ nói riêng và các môn thể thao nói chung không đúng cách, không đúng phương pháp và cường độ tập luyện không phù hợp đều có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cơ bắp và thể chất ở trẻ về lâu dài.
Trật khớp chân là loại chấn thương thường gặp nhất khi chơi bóng rổ; Ngoài ra, gãy xương ngón tay, xương cằm, gãy mũi…cũng xảy ra khá thường xuyên. Khi chơi bóng rổ ngoài trời, tay của trẻ rất dễ bị chấn thương đặc biệt là vùng bàn tay và ngón tay. Chơi bóng rổ trong nhà cũng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ khi tranh cướp bóng và chuyền bóng.
Trang bị đồ bảo hộ
Hai người, một trái banh và một rổ là đủ để một cuộc chơi bóng rổ diễn ra. Nhưng điều này không có nghĩa trẻ mặc áo gì hoặc mang giày gì để chơi bóng rổ cũng được. Để đảm bảo an toàn, tránh chấn thương cho trẻ trong khi chơi, bạn nên trang bị:
Chọn chỗ chơi thích hợp
Dù bóng rổ có thể chơi ở bất kỳ đâu chỉ cần sân đủ rộng cho 10 thành viên. Từ một sân chơi nhỏ cho đến một nhà thi đấu lớn đều phù hợp để chơi bóng rổ. Điều cần lưu ý đó là bề mặt sân chơi. Cụ thể, phải luôn kiểm tra kỹ bề mặt sân chơi để tránh các các vật nhỏ có thể gây nguy hiểm như đá dăm nhỏ, mảnh thủy tinh…Cần đảm bảo sân chơi không trơn trượt. Hạn chế chơi ở những mặt sân lồi lõm và có nhiều vết nứt, lỗ thủng vì có thể gây ra các chấn thương về chân và khớp cổ chân khi bị trượt té.
Với những trận đấu bóng rổ vào ban đêm thì mặt sân phải đủ sáng và an toàn. Với các sân chơi trong nhà thì cần đảm bảo khoảng cách an toàn giữa sân chơi bóng rỗ và hàng rào an toàn; rổ phải được treo ở vị trí phù hợp và cách xa tường để tránh các va chạm và giảm nguy cơ khi chơi. Các dụng cụ bổ trợ như túi đựng bóng, bóng dự trữ và dụng cụ sơ cứu khi bị chấn thương nên được chuẩn bị trước để đảm bảo cuộc chơi diễn ra suôn sẻ.
(còn tiếp)