Không thể tin được một nơi như Thủ đô Hà Nội mà tình trạng thiếu sân chơi cho trẻ cũng ở mức “báo động” như vậy. Luồn lách vào khu dân cư ở phường Yên Hòa “bói” chẳng thấy một chỗ vui chơi. Sang phường Quan Hoa cạnh đó, tình hình cũng không sáng sủa hơn, phường chỉ có một điểm đánh cầu lông và một khoảng đất trống cạnh nhà văn hóa với những ghế đá đã bị vỡ gần hết, mấy chiếc cầu trượt cũng bị han gỉ, sứt mẻ, vô hồn. Tại các phường Văn Chương, Giảng Võ, Thành Công… vài sân chơi xưa cũ đã bị chiếm dụng làm chỗ trông xe, bán hàng ăn, phơi quần áo…, khiến không gian sinh hoạt của trẻ trở nên nhếch nhác và tiều tụy. | ||
Khi người lớn… “lấn sân” Ngồi trong quán nước vốn là sân chơi của trẻ tại khu tập thể D8 phường Thành Công, tôi chứng kiến nhiều em bé phải đánh cầu lông, đạp xe quanh những chỗ gửi xe máy, bếp than tổ ong, xoong nồi… Một bé đạp xe đạp len lỏi vào chỗ bán hàng ăn chẳng may va vào người đàn ông ngồi uống rượu mặt đỏ gay, liền bị ông ta tát bốp vào má, năm ngón tay in hằn. Em bé khóc thét, mẹ em đang phơi quần áo ở gần đó chạy ra, cũng chỉ biết ngậm ngùi dỗ con nín và đưa con về. Một vài sân chơi hiếm hoi ở phường Văn Chương, Trung Liệt, Vạn Phúc… cũng bị “bóp nghẹt” bởi sự đối xử tồi tệ trên kia, khiến chúng xuống cấp trầm trọng. Nhiều sân chơi có nội quy, ghi rất rõ: “Cấm vi phạm” nhưng ngay cả tấm biển cũng bị đạp đổ, vẽ bậy hoặc chính nơi cắm biển biến thành chỗ ngồi uống bia của người lớn. Một số đồ chơi như cầu trượt, thú nhún… bị sứt mẻ, hỏng hóc mà không được sửa chữa. Tại đây, các em phải chơi trong không khí ồn ào, trong tiếng quát mắng và chửi bới… Ngay với Quan Hoa, một trong những phường được đô thị hóa sớm nhất của quận Cầu Giấy, nhưng chỉ có một sân bê-tông dùng đánh cầu lông ở xóm Duệ và một sân chơi nhỏ gần nhà văn hóa đặt tại thôn Tiền. Tại đây, một góc sân bị thợ xây dựng “mượn” để làm nhà tạm và xếp sắt thép. Xích đu, cầu trượt đang có nguy cơ biến thành… sắt vụn! Ông Ðinh Trọng – Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: “Phường chỉ có hai sân chơi đó, giao cho cán bộ cơ sở quản lý nhưng không được như mong muốn. Nhiều đồ chơi trẻ em đã biến thành sắt vụn, rồi được đầu tư mua lại nhưng cho đến nay cũng đã hư hỏng nặng nề…”. Thật ra, các khu nhà tập thể cũ của Hà Nội đều có khoảng sân rộng, nếu được đầu tư và sử dụng đúng mục đích thì sẽ là chỗ chơi lý tưởng cho trẻ. Nhưng giờ thì sân chơi có cũng như không. Ôm nỗi xa xót trong lòng, tôi đi khảo sát ở một số phường và nỗi xót xa càng tăng. Phường Ngọc Khánh (quận Ba Ðình) có những sân chơi trẻ em đã biến thành bãi trông giữ xe; sân chơi khu tập thể Thái Thịnh (phường Thái Thịnh) bị một số hộ kinh doanh chiếm dụng bày bàn ghế, làm bãi gửi xe để kiếm tiền. Một số sân ở các khu tập thể phường Giảng Võ (quận Ba Ðình) đều khá rộng nhưng cũng trong tình trạng bị “bóp nghẹt”, biến thành nơi phơi quần áo, nấu ăn, bán hàng, quán nước,… Trẻ em muốn chơi phải “lách” qua những người ngồi chềnh ềnh xé mực, nốc bia, hoặc ngồi một chỗ không dám làm ồn vì thường bị chủ hàng quát: “Im đi cho bác bán hàng”!? Ở phường Kim Mã, có một khoảnh sân có gắn biển hiệu “Sân vui chơi trẻ em” nhưng đã biến thành “chợ cóc”, vừa ồn ào vừa tắc nghẽn giao thông. Khu tập thể C2, C3 Trung Tự có sân chơi nhưng không đủ chuẩn và tiềm ẩn gây tai nạn cho các em. Ông Vũ Hồng Thanh – Phó Chủ tịch UBND phường Giảng Võ bức xúc: “Phường có chín sân chơi trẻ em do chính quyền và nhân dân quản lý. Nhưng ý thức của người dân kém, chúng tôi có lực lượng thường xuyên ra quân, chống lấn chiếm nhưng khi không có mặt chúng tôi, người dân lại tràn ra bán hàng quán…”. Trên địa bàn Hà Nội, Công viên Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội… cũng “mất thiêng” vì các trò chơi nhàm chán, không được đầu tư mới và luôn bị người lớn “lấn sân”. Các quán hàng mọc lên như nấm, mùi hôi nồng nặc, các đối tượng chích hút, các đôi nam nữ yêu nhau ở đó cũng là hình ảnh khiến gia đình các em không muốn cho con vào. Một vài khu vui chơi mới mở như Thiên đường Bảo Sơn, Công viên nước Hồ Tây, Công viên Vầng Trăng và một số khu do tư nhân đầu tư nhưng chỉ là niềm mơ ước trong mắt trẻ em nghèo vì giá dịch vụ quá đắt đỏ. Những hậu quả đau lòng Hà Nội hiện có khoảng 2.100 điểm vui chơi dành cho trẻ em, tuy nhiên chỉ có hơn 30% trong số đó có trang thiết bị sơ sài và đều xuống cấp. Theo những gì chúng tôi quan sát thấy thì điểm vui chơi ở Hà Nội rơi vào tình trạng bốn “quá”: quá thiếu, quá cũ, quá tải, quá đắt. Nên trẻ em phải ra giữa đường đá bóng, chơi cầu lông, trẻ em ngoại thành ra tắm sông, ao, hồ. Không có sân chơi, nhiều trẻ em quận Hoàng Mai, Long Biên đã đến bến đò Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam) để tắm. Mặc dù UBND phường Lĩnh Nam đã cắm biển “Cấm tắm sông, đề phòng đuối nước” nhưng vào những ngày hè, bến đò này vẫn “hút” rất nhiều trẻ em. Năm trước, ngày 1-6-2010 tại xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, ba em nhỏ đã chết đuối dưới hồ Tam Hợp (thôn Ninh Cầm, xã Tân Dân); chiều 10-6-2010, tại đoạn sông Hồng chảy qua xã Hải Bối, huyện Ðông Anh, ba em nhỏ ra sông Hồng tắm và bị chết đuối. Ðó chỉ là vài trong số hàng trăm trẻ em ở Hà Nội gặp nạn vì thiếu chỗ chơi nên đã tìm đến các trò chơi nguy hiểm, tự phát. Một hệ quả đau lòng nữa là không có sân chơi an toàn, trẻ em phải tìm đến các quán Game, Internet… ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến tổn thương về tinh thần ở trẻ, đây là một thương tích cực kỳ nguy hiểm cho xã hội. Bước vào thế giới ảo, các em bị sang chấn về tâm lý dẫn đến nhiều tệ nạn khác. Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng – Trưởng khoa Tâm thần nam – nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia cho biết: “Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh liên quan tới game đang tăng mạnh. 50% trẻ chơi game có các dấu hiệu về sức khỏe tâm thần, nhiều em có ý tưởng tự sát”. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ Chúng ta vẫn nói vậy. Thế nhưng, người lớn đã làm gì cho trẻ em, hay chính họ đã “cướp” chỗ chơi của các em một cách vô tội vạ chỉ vì kiếm miếng ăn, vì sự ích kỷ? Buồn hơn, TP Hà Nội có 29 quận, huyện với tốc độ xây dựng cao ốc, khu chung cư chóng mặt nhưng chỉ có năm nhà văn hóa dành cho thiếu nhi ở cấp quận, huyện. Cả thành phố cũng không có nổi một rạp chiếu phim phục vụ riêng cho các em. Nhu cầu chơi và học
|