Bí kíp đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi bóng rổ (phần 2)

Khởi động trước khi chơi

Cũng như nhiều môn thể thao khác, bóng rổ đòi hỏi trẻ phải thực hiện nhiều động tác mạnh như chạy nhảy và các động tác phức tạp khác. Giữ cơ thể luôn khỏe mạnh và rắn chắc không chỉ giúp trẻ thực hiện các động tác một cách dễ dàng hơn mà còn giúp hạn chế chấn thương cũng những tăng cường sức bền của trẻ. Hãy luôn đảm bảo bên cạnh việc chơi bóng rổ, trẻ cũng thường xuyên luyện tập thể dục và ăn uống điều độ để giữ sức khỏe tốt. 

đảm bảo an toàn

Trước khi chơi, trẻ cũng cần phải khởi động kỹ để giúp cơ thể làm quen với các trạng thái hoạt động giúp trẻ chơi bóng tốt hơn và hạn chế các chân thương trong quá trình chơi. Khởi động kỹ ở các vùng dây chằng, khớp gối, cổ tay và cổ chân – là những vùng vận động thường xuyên khi chơi.

Nên khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập ném bóng, dẫn bóng và chạy bóng trên mặt sân thường chơi để làm quen với các thao tác và tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình tránh các động tác nguy hiểm có khả năng gây ra chấn thương trong quá trình chơi. Phụ huynh cũng nên hướng trẻ tìm hiểu kỹ luật chơi và tuân thủ luật cũng như các quy tắc an toàn.

Trong quá trình chơi bóng

Một khi cuộc chơi bắt đầu thì mọi thứ trên sân bóng đều diễn ra rất nhanh. Việc nhận biết được đồng đội và đối thủ trên sân sẽ giúp trẻ tránh được những va chạm.

Phạm lỗi trong quá trình chơi cũng là những nguyên nhân gây ra chấn thương thường xuyên, do đó nên dạy trẻ tuân thủ luật chơi, không kéo áo, không ôm, không xô người- sẽ giúp hạn chế chấn thương rất nhiều. 

Hãy đảm bảo trẻ luôn biết khi nào chúng mệt và nên nghỉ ngơi đúng lúc, không nên cố quá sức khi chơi có thể gây ra những vấn đề sức khỏe. Một lần nữa, đừng quên nhắc con bạn luôn uống đủ nước, đặc biệt khi trẻ chơi banh ngoài trời trong thời tiết nắng nóng.

Nếu trẻ cảm thấy đau ở bất kỳ vùng cơ bắp hay khớp nào phải ngừng cuộc chơi ngay và không được chơi tiếp cho đến khi hết đau hoặc sau khi khám bác sĩ.

Cuối cùng, phải dặn trẻ luôn chú ý đến trái banh. Đừng bỏ ngoài tay lời khuyên này vì rất nhiều trẻ đã bị banh đánh trúng và gây chấn thương khi chúng không chú ý đến banh: banh bóng rổ đủ cứng để gây ra gãy ngón tay hoặc gãy mũi đấy! 

Một vài lưu ý khác:

  • Nếu trẻ tham gia chơi bóng rổ theo đội trên sân thì phải luôn đảm bảo có một người lớn đủ khả năng để giám sát và đảm bảo an toàn, đó có thể là cha mẹ, huấn luyện viên, trọng tài…
  • Luôn chuẩn bị các dụng cụ sơ cứu và bố trí một người đảm trách việc chăm sóc y tế gấp nếu có chấn thương xảy ra.
  • Dặn trẻ không được ăn sing-gum, ngậm tăm, kẹo hoặc bất cứ thứ gì khác khi chơi bóng rổ.
  • Luôn dạy trẻ không được gây gỗ đánh nhau với các bạn cùng chơi khác.

Với tất cả những điều lưu ý trên, bây giờ bạn đã sẵn sàng cho con bạn tham gia vào một cuộc chơi bóng rổ rồi đấy. Hãy luôn nhắc nhở và theo sát bé để đảm bảo bé không gặp bất kỳ chấn thương đáng tiếc nào và cùng chơi thật vui nhé!