Những kỹ năng xã hội hình thành cho trẻ ở sân chơi

Trẻ liên tục tìm tòi thế giới xung quanh và cách hòa hợp với người khác, mong muốn được kết nối với thế giới bên ngoài. Đặc biệt đối với trẻ em tiểu học, sân chơi sẽ là nơi nuôi dưỡng, hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống sau này.

Ảnh: MNStudio/Shutterstock.com
Hình thành và gìn giữ tình bạn
 
Đó là những giây phút đáng yêu của các em khi vui chơi ở công viên. “Xin chào, mình tên Jack, bạn có muốn chơi không?”. Đó là kịch bản cho một tiết mục chào hỏi trong xã hội sau này. Từ đây, trẻ em sẽ xây dựng được những câu hỏi khác, hoặc mời người khác cùng chơi. Ngoài ra, sân chơi rèn luyện cho trẻ kỹ năng cảm thông, thỏa hiệp. Trẻ nhỏ thường có tính kiêu ngạo, đó là quá trình phát triển bình thường. Khoảng 4 tuổi, trẻ em thường tin tưởng vào những nhận thức của mình và luôn cho rằng suy nghĩ của mình là đúng. Nếu duy trì những suy nghĩ này của trẻ trong mọi trường hợp, chúng sẽ hình thành tính hống hách, kiêu ngạo và khó hòa nhập với bạn chơi.
 
Kiểm soát cảm xúc
 
Kiểm soát cảm xúc là kỹ năng quan trọng trong mọi trường hợp, đặc biệt khi tức giận. Một đứa trẻ nóng tính khó kiểm soát cảm xúc thường bị bạn bè tẩy chay và né tránh. Kiểm soát cảm xúc có vai trò quan trọng để gây dựng tình bạn. Một đứa trẻ có thể đủ bình tĩnh chờ đến lượt mình sẽ tạo thiện cảm mạnh hơn với bạn bè. Vì vậy, sân chơi sẽ giúp các bậc phụ huynh điều chỉnh cảm xúc cho trẻ và khuyến khích chúng tự bản thân nhận ra những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Chẳng hạn như, trong trường hợp tức giận, siết chặt nắm tay có thể giúp tâm trí kiểm soát cảm xúc, kìm nén cơn thịnh nộ với bạn bè. Trong khi đó, nếu bạn bắt đầu cảm thấy thất vọng hãy la hét: “Tôi bắt đầu cảm thấy tồi tệ. Tôi cần ngồi xuống và hít một hơi thật sâu” – tờ KSL cho hay. Đó là những kỹ năng mà ngay cả người lớn cũng cần phải hình thành.
 
Yêu thích thể thao
 
Chơi thể thao là một bộ môn tuyệt vời để hình thành những kỹ năng xã hội cho trẻ. Chúng sẽ phải làm việc cùng nhau, trải nghiệm đủ cung bậc cảm xúc thất vọng, thành công. “Nếu con bạn gặp khó khăn với một kỹ năng xã hội nào đó, hãy khuyến khích bọn trẻ chơi thể thao đồng đội” – tờ KSL khẳng định.
 
Giải quyết xung đột
 
Kỹ năng này sẽ tăng thêm khả năng biện minh, thuyết phục đối phương của trẻ nhỏ. Những đứa trẻ phải đấu tranh để giải quyết xung đột, một số em thiếu tự tin và các kỹ năng cần thiết để biện hộ cho mình và kết quả là để đối phương thắng. Ngược lại, một số khác có thể bắt nạt người khác, gây hấn để giành chiến thắng. Nhưng số khác đã vận dụng sự thông minh, khả năng thuyết phục, tài ăn nói để đạt được thứ mình muốn.
 
Đó là những kỹ năng xã hội không có sẵn trong ADN, nhưng được coi như những kỹ năng sống, nền tảng của các mối quan hệ, tác động qua lại tới sự hình thành tính cách và nhân phẩm của trẻ em.
(Nguồn: songmoi.vn)